Triển vọng từ mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai mô

Cập nhật: Thứ ba , 18/02/2020 11:14

Trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu bằng giống cây keo lai nuôi cấy mô đang là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững hiện nay. Từ năm 2018, bằng nguồn vốn Trung tâm Khuyến nông quốc gia, tỉnh đã triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống cây keo lai nuôi cấy mô tại hai huyện Hòa An, Thạch an. Sau một năm triển khai đã mở ra triển vọng mới cho nông dân về đầu tư thâm canh rừng sản xuất. Hiện, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng tới mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn.


Mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng cây keo lai nuôi cấy mô đang mở ra triển vọng về phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững trên địa bàn.

Cây keo lai mô có ưu điểm được lấy mẫu từ cây bố mẹ khỏe mạnh, có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt ở ngoài thực địa, được thông qua cải thiện giống về di truyền; cây bố mẹ có tán tròn đều, góc phân cành lớn, thân cây chính có độ thon thẳng và không cong queo. Trong quá trình hình thành cây con từ việc nuôi cấy mô cho ra những sản phẩm về điều kiện tốt nhất về cây con để phục vụ trồng rừng. Với nguồn giống sạch được bảo quản trong phòng kỹ thuật, khi được đưa ra hiện trường trồng rừng, cây con ít bị sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh khoảng từ 4 - 7 năm cho gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm; khoảng từ 8 - 12 năm cho gỗ lớn, gỗ xẻ, gỗ dân dụng đóng các đồ trang trí nội thất, ngoài trời. Cây keo lai mô chỉ cho 1 thân, không 2 thân như loài cây keo lai hom nên giảm thiểu trong công việc nuôi dưỡng rừng như cắt tỉa thân trong việc tạo hóa sản phẩm rừng trong kinh doanh rừng nhiều tuổi để làm mục tiêu gỗ dân dụng, gỗ xẻ. Cây con được đưa ra hiện trường trồng rừng về tỷ lệ sống đạt 100%, không hao hụt trong quá trình trồng rừng và giảm chi phí trồng dặm sau khi nghiệm thu về trồng rừng.

Năm 2018, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nay là Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng phối hợp với UBND 3 xã: Minh Khai, Quang Trọng (Thạch An); Đại Tiến (Hòa An) triển khai thí điểm mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô” với tổng diện tích 54 ha, có 40 hộ tham gia. Trong đó, địa bàn huyện Thạch An 36 ha, huyện Hòa An 18 ha. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống cây, 50% phân bón. Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô cho các hộ tham gia; cấp phát phân bón, giống cây BV10, BV32, BV16 lấy tại cơ sở cung cấp uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thực hiện công tác chỉ đạo trồng rừng, hướng dẫn các hộ trồng đúng mật độ, khoảng cách để cây phát triển ổn định. Qua hơn 1 năm triển khai cho thấy, hiện cây keo của mô hình sinh trưởng tốt, cây có đường kính gốc trung bình từ 15 - 20 cm, cao khoảng 7 m, ít sâu bệnh, phát triển nhanh gấp 1,5 - 2 lần so với trồng các loại giống bản địa.

Gia đình chị Hoàng Thị Đào, xóm Nà Đoỏng, xã Minh Khai đã trồng trên 1 ha cây keo lai mô. Ngoài được hỗ trợ giống cây, phân bón, chị còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Đến nay, rừng keo phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt gần 100%. Là một cán bộ khuyến nông không chuyên trách ở xã, chị luôn gương mẫu tham gia mô hình trồng rừng, tuyên truyền vận động nhân dân ở địa phương phát huy tiềm năng thế mạnh đất đồi nghèo kiệt trồng rừng sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa tăng thu nhập từ trồng rừng.

Hiện nay, diện tích rừng keo lai nuôi cấy mô chưa đến tuổi khai thác, nhưng qua theo dõi, đánh giá, có nhiều ưu điểm do sinh trưởng nhanh. Cây keo lai nuôi cấy mô được trẻ hóa, tỷ lệ sống đạt cao. Tuy mới hơn 1 năm thực hiện mô hình, chưa có trữ lượng và chưa được thu hoạch, nhưng kết quả bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình tại địa phương phù hợp với nhu cầu của nông dân. Thông qua mô hình không chỉ thay đổi cách làm của người dân mà còn thay đổi phương thức canh tác, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời, giúp người dân giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng, chống xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Với phương pháp trồng áp dụng kỹ thuật thâm canh mới, mật độ cây đảm bảo, cây sinh trưởng phát triển tốt và đồng đều, dễ chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng. Từ mô hình trồng cây keo lai mô, bà con nông dân đã bước đầu nâng cao nhận thức được về cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng; biết chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, thay đổi dần cách sản xuất trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế. Vì vậy, việc không ngừng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sử dụng giống mới có chất lượng cao vào gieo trồng là một một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế nông lâm nghiệp, góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng, đơn vị triển khai mô hình tiếp tục đồng hành cùng người nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng rừng; tư vấn, hướng dẫn người dân quy trình chăm sóc cây trồng giai đoạn tiếp theo để cây keo lai mô sinh trưởng, phát triển tốt.

Việc đưa giống keo lai nuôi cấy mô vào sản xuất là hướng đi đúng được người trồng rừng và doanh nghiệp đón nhận. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, mang lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình trồng rừng từ giống mới này cũng như các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quan tâm làm tốt hơn nữa hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Đặc biệt là nêu cao vai trò quản lý nhà nước trong việc liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp; liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người dân. Xác định đúng và quy hoạch cụ thể các vùng trồng rừng trọng điểm, trồng rừng kinh tế, quy trình thâm canh, khai thác bảo vệ rừng; cung cấp giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng phục vụ người dân trồng rừng. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rừng, nhất là giải ngân kịp thời các nguồn kinh phí hỗ trợ trồng rừng hằng năm đảm bảo đúng tiến độ và kịp thời vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác rừng trái phép và phòng chống cháy rừng hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Hoàng Ngơi - Đức Thụ

Tags:

Hiện chưa có bình luận nào, hãy để lại bình luận của bạn về tin tức này.

Nhập bình luận của bạn:

Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.

Gửi bình luận Nhập lại

Lịch Phát sóng

  • T2

    14/10

  • T3

    15/10

  • T4

    16/10

  • T5

    17/10

  • T6

    18/10

  • T7

    19/10

  • CN

    20/10

Xem toàn bộ

Thông tin cần biết

Thời tiết:

22°C - 36°C nhiều mây, không mưa

1 USD = The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. VNĐ

Unable to connect to the remote server/lượng