Cao Bằng phát huy tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế

Cập nhật: Thứ hai , 29/10/2018 10:17

Cao Bằng có điều kiện đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Toàn tỉnh có 94.724 ha đất chuyên sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 56,3%, những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư tại địa phương.


Vùng nguyên liệu thuốc lá của tỉnh được phát triển với diện tích trên 3.600 ha.

Là tỉnh vùng cao biên giới có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển nông nghiệp, nhất là đối với các loại cây trồng như dược liệu, chè Ô Long, hoa quả đặc sản ôn đới và phát triển những giống cây ăn quả địa phương có giá trị kinh tế cao, phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá, cây trúc sào, hồi và chăn nuôi trang trại, gia trại. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt được coi là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Những năm qua, tỉnh đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa, như thuốc lá, mía, trúc sào... và giảm dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Riêng vùng trồng thuốc lá nguyên liệu đã tăng lên 3.623 ha, trúc sào 3.968 ha, dong riềng 417 ha... Hiện nay, tỉnh đang tập trung phát triển các loại cây ăn quả đặc sản, như: cây dẻ Trùng Khánh, chanh leo, quýt Trà Lĩnh, lê vàng Thạch An, mận máu Bảo Lạc, cây lê vàng Đông Khê - sản phẩm  lọt vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Trong hai năm trở lại đây, một số địa phương như Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hà Quảng, Thông Nông đã triển khai trồng thử nghiệm khoảng hơn 60 ha cây chanh leo, đã cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên với chất lượng tốt, được thị trường đánh giá cao và có đầu ra khá ổn định, người nông dân đã có thêm thu nhập từ cây trồng này.


Địa phương tích cực phát triển các cây trồng đặc sản bản địa.

Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, Cao Bằng tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm gắn với sơ chế, chế biến sâu sản phẩm và đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chăn nuôi hữu cơ. Theo thống kê các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 có 39 dự án, đã có 24 dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 1.678 tỷ đồng; 15 dự án đang triển khai, hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Trong đó, có tới 25 dự án đầu tư vào chăn nuôi, chế biến trâu, bò, lợn, gà, vịt theo hướng trang trại, gia trại, quy mô chăn nuôi từ vài trăm con đến trên 1 nghìn con. Một số dự án phát triển chăn nuôi ổn định, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại địa phương.


Thử nghiệm các cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh trồng được 5.000 ha thuốc lá, 5.000 ha trúc sào, 550 ha thạch đen, 600 ha dong riềng, 400 - 500 ha cây dẻ, 300 - 400 ha chanh leo, 261 ha lê truyền thống, 100 ha giống lê Đài Loan. Nâng tổng đàn bò toàn tỉnh lên 139.000 con, đàn lợn 485.000 con. Cao Bằng quan tâm thu hút các doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch tại khu vực Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình). Trong đó, quy hoạch 110 ha cho phát triển trồng chè, cây ăn quả, cây công nghiệp; khoảng 50 ha phát triển trồng rau trái vụ, rau sạch; khoảng 200 ha cây dược liệu dưới tán rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén. Khuyến khích nông dân phát triển các nhóm sở thích, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị hàng hóa.

Cùng với tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng phát triển nông nghiệp, có đường biên giới dài trên 300 km, có nhiều cửa khẩu, lối mở thông thương sang Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Chính vì vậy, tỉnh Cao Bằng đang tích cực phối hợp liên kết sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục triển khai các chương trình dự án có trọng tâm trọng điểm đi đôi với việc quan tâm quy hoạch vùng sản xuất; xác định các cây trồng mũi nhọn, tập trung đầu tư công nghệ và chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư chế biến nông sản ổn định và hiệu quả lâu dài.

Hoàng Ngơi

Tags:

Hiện chưa có bình luận nào, hãy để lại bình luận của bạn về tin tức này.

Nhập bình luận của bạn:

Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.

Gửi bình luận Nhập lại

Lịch Phát sóng

  • T2

    21/04

  • T3

    22/04

  • T4

    23/04

  • T5

    24/04

  • T6

    25/04

  • T7

    26/04

  • CN

    27/04

Dữ liệu ngày 25/04/2025 chưa được cập nhật
Xem toàn bộ

Thông tin cần biết

Thời tiết:

22°C - 36°C nhiều mây, không mưa

1 USD = The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. VNĐ

Unable to connect to the remote server/lượng